Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Tin tức Yakult

Chia sẻ

Hiệu quả của probiotic L.paracasei Shirota trên bệnh nhân viêm dạ dày - ruột cấp tính

Viêm dạ dày – ruột cấp tính do nhiễm vi khuẩn hoặc virus và một số nguyên nhân khác là vấn đề lớn trên toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện.

09/07/2015
Chia sẻ

Viêm dạ dày – ruột cấp tính do nhiễm vi khuẩn hoặc virus và một số nguyên nhân khác là vấn đề lớn trên toàn cầu trong chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện.

Viêm dạ dày – ruột cấp tính đi kèm với tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, virus và một số tác nhân khác là vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bệnh viện toàn cầu. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng thường gây ra tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Các phương thức điều trị viêm dạ dày – ruột cấp tính phần lớn dựa trên các triệu chứng và tính đặc hiệu kém. Việc tiêm phòng vắc-xin chỉ thích hợp với một số ít tác nhân gây bệnh như Rotavirus, Shigella spp., Vibrio cholera và không phù hợp trong sử dụng lâm sàng hàng ngày. Ngày nay, Probiotic được dùng như liệu pháp ngăn ngừa rối loạn dạ dày – ruột dựa trên sự tương tác với hệ vi sinh vật đặc trưng của vật chủ hoặc tế bào miễn dịch bình thường của niêm mạc ruột, vì đường ruột được xem là cơ quan miễn dịch lớn nhất trong cơ thể con người.

Các chủng khuẩn Probiotic đã được chứng minh có tác động tích cực đến chức năng miễn dịch, trong số đó, chủng khuẩn Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) có thể giúp tăng miễn dịch bằng cách tăng cường hoạt động của tế bào NK, cải thiện tình trạng viêm bằng việc tăng cường tỉ lệ IL-10/IL-12, nâng cao hoạt động của tế bào T cytotoxic (tế bào CD8+ T)… Chủng khuẩn LcS thường có mặt trong các sản phẩm sữa và đã được thương mại hóa ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của khuẩn LcS trong thử nghiệm lâm sàng quá trình điều trị viêm dạ dày – ruột cấp tính trên bệnh nhân.

Nghiên cứu được thực hiện trên 142 bệnh nhân (độ tuổi trung bình 65 tuổi) nhập viện với các triệu chứng của viêm dạ dày – ruột cấp tính, 2/3 trong số họ dương tính với các tác nhân gây bệnh như Norovirus, Clostridium difficile, Campylobacter jejuni và Rotavirus với những triệu chứng của suy trước thận, mất cân bằng nước và/hoặc chất điện giải, cũng như những dấu hiệu của nhiễm trùng. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm (100 người) và nhóm đối chứng (42 người). Nhóm thử nghiệm sử dụng mỗi ngày 2 chai 65 ml sữa uống lên men chứa khuẩn LcS (mật độ 108 CFU/ml) vào bữa ăn sáng và ăn tối, trong khi nhóm đối chứng không không dùng thức uống thử nghiệm và có cùng khẩu phần ăn sáng, trưa, tối như nhóm thử nghiệm. Thức uống thử nghiệm được cung cấp bởi công ty Yakult tại Đức. Mẫu máu và mẫu phân được thu thập hàng ngày để phân tích kết quả.

Kết quả, nhóm thử nghiệm với LcS có sự giảm đáng kể so với nhóm đối chứng về nhu động ruột trung bình (-5,42 so với -4.40) và nhu động ruột lũy tích cho đến ngày thứ sáu thử nghiệm (-32,49 so với -26,43), cải thiện độ lọc cầu thận (sau 24 giờ: 41,9 ± 2,8 so với 25,9 ± 4,2 ml/phút, p < 0,01). Hơn nữa, ở nhóm thử nghiệm có sự sụt giảm đáng kể protein phản ứng C (CRP) ở ngày thứ năm, sáu và bảy. Lượng bạch cầu giảm ở cả hai nhóm, hiệu quả cao hơn đáng kể vào ngày thứ ba ở nhóm thử nghiệm đang sử dụng kháng sinh.

Như vậy, việc tiêu thụ khuẩn LcS hai lần mỗi ngày có tác động tích cực khi cải thiện nhu động ruột, chức năng thận và chứng viêm. Do đó, các tác giả sẽ đề nghị xem xét cho phép sử dụng khuẩn LcS trong điều trị với các bệnh nhân bị viêm dạ dày - ruột cấp tính có biểu hiện viêm nhiễm cao và / hoặc chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng.

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

Kim Oanh – Theo Probiotic Lactobacillus casei Shirota improves kidney function, inflammation and bowel movements in hospitalized patients with acute gastroenteritis – A prospective study, Bora Akoglu et al 2015, Journal of Functional Foods 17 (2015) 305-313

Bài viết liên quan