Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Yakult cho cả gia đình

Chia sẻ

Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ

Chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ là chăm sóc sự phát triển cho trẻ

28/09/2016
Chia sẻ

Trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, vấn đề hấp thu chất dinh dưỡng tốt luôn đóng vai trò rất quan trọng. Trẻ em với hệ tiêu hóa non nớt, rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Nếu không được quan tâm đúng cách thì các vấn đề này sẽ phát triển và để lại hậu quả lâu dài về sau. Cải thiện và giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả là điều các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý.

Thói quen ăn uống và lựa chọn thực phẩm là nhân tố quyết định đến sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu được thực hiện đúng cách sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của con bạn. Sau đây là một số lời khuyên bạn nên lưu ý. 

1. Tránh ăn quá nhiều

Điều kiện kinh tế hiện nay cho phép trẻ được chăm sóc trong điều kiện đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, thói quen của các bậc phụ huynh cho trẻ ăn quá nhiều thực sự gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trẻ em thường không nhận thức được cảm giác ăn bao nhiêu là thích hợp, vì vậy chúng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của phụ huynh. Khi ăn quá no sẽ gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa. Quá nhiều thực phẩm cần xử lý sẽ khiến cơ thể trở nên quá tải trong việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Hãy cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa lớn với quá nhiều thức ăn.

2. Uống cách bữa ăn

Khi ăn, trẻ em có xu hướng vòi vĩnh bố mẹ để được uống nước kèm theo. Tuy nhiên sự kết hợp của thực phẩm và chất lỏng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, vì lúc này dịch tiêu hóa bị pha loãng bởi các chất lỏng đưa vào. Tốt nhất là hãy giữ cho lượng nước xung quanh giờ ăn ở mức tối thiểu. Cho trẻ uống nước khoảng 15 phút trước bữa ăn hoặc khoảng 30 đến 45 phút sau bữa ăn là hợp lý nhất.

3. Tránh xa thực phẩm chế biến

Tất cả các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Những thực phẩm này có chứa nhiều chất gây hại như chất béo bão hòa và chất bảo quản có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất ít chất dinh dưỡng nhưng vẫn sử dụng men của cơ thể dùng để tiêu hóa. Điều này tạo ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này. Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn các thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, các loại thực phẩm mà cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ.

4. Hạn chế thức ăn nặng

Một số thực phẩm, bao gồm các loại thịt và sữa khó để tiêu hóa hơn những thực phẩm khác và cần nhiều năng lượng tiêu hóa hơn. Những thực phẩm này nên được kiểm soát trong khẩu phần ăn để giúp hệ tiêu hóa có thời gian hồi phục. Cố gắng cho trẻ ăn nhiều rau và protein có nguồn gốc từ thực vật như cây họ đậu. 

5. Kết hợp thích hợp

Có những loại thực phẩm nên kết hợp với nhau và một số loại cần tránh khi đi chung với nhau. Khái niệm thực phẩm kết hợp từ lâu đã được các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, một số loại thức ăn cần một loại thức ăn dẫn cụ thể để có thể tiêu hóa tốt và một số loại gây khó tiêu khi ăn chung với nhau. Điều này có nghĩa là thực đơn cần được cân đối một cách khoa học để tạo điều kiện tiêu hóa tốt nhất. Ví dụ bữa ăn với cá và bông cải xanh là sự kết hợp tuyệt vời.

6. Tập trung khi ăn

Ngày nay, trẻ em dễ bị làm phân tâm khi ăn bởi các phương tiện giải trí như Tivi hay máy tính bảng. Thói quen này gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa của trẻ, làm chuyển huớng năng lượng sử dụng để tiêu hóa thức ăn sang để xử lý thông tin. Bố mẹ cần tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng đắn để hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. 

Đừng xem thường vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển toàn diện của con bạn. Với những lời khuyên trên, hy vọng bạn sẽ cải thiện được hệ tiêu hóa cho các thiên thần nhỏ.

Chia sẻ

Bài viết liên quan