Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Triệu chứng phổ biến

Chia sẻ

Táo bón do nhiễm ký sinh trùng

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên cho người bị táo bón do nhiễm ký sinh trùng

22/09/2016
Chia sẻ

Táo bón do nhiễm ký sinh trùng là gì?

Nhiễm ký sinh trùng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Nhiều người trong chúng ta không nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng vì chúng có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí nhiều năm sau khi nhiễm trùng ban đầu, và vì nhiễm ký sinh trùng có những biểu hiện gây nhầm lẫn với các bệnh khác tương tự.

Triệu chứng?

Ký sinh trùng có thể sống trong đường ruột trong nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, sẽ có các triệu chứng sau:

• Đau bụng

• Tiêu chảy

• Buồn nôn hoặc nôn mửa

• Sình hơi, đầy bụng.

• Kiết lỵ (phân lỏng có chứa máu và chất nhầy)

• Phát ban hoặc ngứa quanh trực tràng hoặc âm hộ

• Đau dạ dày.

Lời khuyên?

Điều trị táo bón do nhiễm ký sinh trùng theo cách tự nhiên

Probiotics: Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc dùng probiotic có thể cải thiện tình trạng táo bón. Ví dụ, một nghiên cứu đã xem xét tác dụng của một đồ uống probiotic có chứa một chủng vi khuẩn có lợi được gọi là Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (dùng 65 ml/ngày) hoặc giả dược ở những người bị táo bón mãn tính. Kết quả cho thấy việc dùng probiotic này có cải thiện đáng kể mức độ nghiêm trọng của táo bón và tình trạng phân so với nhóm dùng giả dược.

Thảo dược: Thảo dược nói chung là một cách an toàn để tăng cường các hệ cơ quan của cơ thể. Như với bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên tư vấn với bác sĩ để chẩn đoán vấn đề sức khỏe của bạn trước khi bắt đầu liệu pháp điều trị. Bạn có thể sử dụng chất chiết xuất từ thảo dược dưới dạng khô (như viên nang, bột, trà), glycerites (chiết xuất glycerine), hoặc cồn thuốc (chiết xuất alcohol). Những người có tiền sử nghiện rượu không nên dùng cồn thuốc. Nhiều loại thảo mộc dùng để điều trị ký sinh trùng đường ruột có tác dụng phụ độc hại hoặc gây trở ngại với các thuốc khác. Mọi người nên sử dụng chúng khi có sự giám sát của một chuyên gia y tế giỏi. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thảo dược mà có hiệu quả đối với loại ký sinh trùng mà bạn bị nhiễm.

Chất xơ: Thành phần chất xơ tự nhiên, như cải bắp, táo,… giúp cải thiện táo bón. Một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện nhanh chóng như là lá cây keo, lô hội, đại hoàng, và hạt thì là. Nước chanh và nước, cũng là một biện pháp tốt. Việc bổ sung chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động 1 cách nhẹ nhàng để tăng nhu động ruột.

Nước: Ngoài ra, uống nhiều nước cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi chế độ ăn uống của bạn có tăng chất xơ vì nó có thể có tác dụng ngược lại và làm cho bạn bị táo bón nhiều hơn.

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp

Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên cho người bị hội chứng ruột kích thích (IBS)

Không dung nạp lactose

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và lời khuyên cho người không dung nạp lactose