Yakult Viet Nam Yakult Viet NamCông ty Yakult

Yakult cho cả gia đình

Chia sẻ

Sữa uống lên men giúp hạ sốt do Norovirus

Norovirus là tác nhân chính gây bệnh viêm đường ruột cấp tính có khả năng lây nhiễm

28/09/2016
Chia sẻ

Theo Kyodo JBN-AsiaNet, Khoa Thí nghiệm về Nghiên cứu men sống Probiotic của trường Cao học Y khoa Đại học Juntendo (NAGATA Satoru, YAMASHIRO Yuichiro và đồng nghiệp) đã nghiên cứu việc bổ sung sữa lên men chứa men sống probiotic có khuẩn sữa Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS) ở người già sống trong một trại dưỡng lão và xác nhận rằng nó đã giúp giảm sốt liên quan tới viêm đường ruột cấp do nhiễm Norovirus (tác nhân gây rối loạn tiêu hóa).

Những phân tích vi khuẩn trong phân chứng minh rằng việc hàng ngày uống sữa lên men LcS sẽ làm tăng những vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn gây hại, và tăng các axit béo chuỗi ngắn, đồng thời cho rằng một loại vi khuẩn trong ruột được cải tiến và môi trường góp phần làm giảm bớt triệu chứng của bệnh viêm đường ruột.


Norovirus được biết đến là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm đường ruột cấp tính, đôi khi có thể làm tăng mức độ trầm trọng, đặc biệt người lớn tuổi có hệ miễn dịch kém sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nước. Gần đây bệnh dịch đã bùng phát ở một trại dưỡng lão. Việc ngăn chặn những dịch bệnh như vậy đang là một thách thức.

Hiện nay có rất ít dữ liệu liên quan tới tác dụng của vi khuẩn có lợi như khuẩn sữa, nhưng không hề có báo cáo nào hiệu quả đối với Norovirus. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc bổ sung men sống có thể coi như một phương pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn bệnh viêm đường ruột do Norovirus tại các trại dưỡng lão, nơi người già có hệ miễn dịch kém sống thành từng nhóm.

Những phát hiện mời đã được công bố ngày 27/4/2011, trên trang trực tuyến của Journal of Nutrition, một tạp chí khoa học của Anh.

1. Thông tin cần biết

Norovirus được biết đến là tác nhân chính gây bệnh viêm đường ruột cấp tính có khả năng lây nhiễm. Sự lây lan Norovirus có thể được truyền bằng đường miệng qua ngón tay và trong thức ăn nhiễm bẩn, gây nôn mửa, tiêu chảy và/hoặc đau bụng khi virus sinh sôi trong ruột. Người khỏe mạnh có thể chỉ bị nhẹ và hồi phục nhanh, nhưng bệnh có thể trở nên trầm trọng ở trẻ nhỏ hoặc người già với hệ miễn dịch yếu, và thậm chí dẫn đến tử vong bởi viêm phổi do hít hơi sau khi nôn. Đặc biệt trong những trại dưỡng lão, nơi người già có hệ miễn dịch yếu sống chung thành cộng đồng, việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất khó khăn để kiếm soát hoàn toàn sự lây lan, do đó việc giảm thiểu tác hại từ việc nhiễm bệnh đang là một thách thức.

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng của việc ngăn chặn nhiễm Norovirus bằng phương pháp dùng khuẩn sữa Lacticaseibacillus paracasei Shirota (*) (LcS), được biết đến giúp bảo vệ chống lại sự lây nhiễm và có các đặc tính điều hòa miễn dịch.

2. Chi tiết của nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên 77 người già sống tại một trại dưỡng lão (tuổi trung bình 84). Các đối tượng được chia thành hai nhóm: Một nhóm dùng khuẩn sữa (39 người), nhóm còn lại không dùng khuẩn sữa (38 người). Nhóm dùng khuẩn sữa được cho uống một chai sữa lên men chứa khuẩn LcS (một chai 80 ml chưa 40 tỷ LcS) mỗi ngày trong một thời gian dài, bắt đầu từ đầu tháng 10/2006. Thể trạng của hai nhóm được kiểm tra trên cơ sở hồ sơ sức khỏe hằng ngày, và trong trường hợp bị tiêu chảy, mẫu phân được thu thập và kiểm tra bằng bộ thiết bị phát hiện Norovirus. Nhiều đối tượng đã mắc viêm đường ruột do Norovirus gây ra trong tháng 12/2006. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh không có có nhiều khác biệt giữa hai nhóm, khoảng thời gian sốt 37 độ C hoặc cao hơn xảy ra ngắn hơn trong nhóm được dùng khuẩn sữa so với nhóm không dùng khuẩn sữa.


10 người sống trong cùng một viện dưỡng lão (tuổi trung bình 83) hằng ngày được cho uống một chai sữa lên men LcS giống như nhóm trên trong vòng 2 tháng, và vi khuẩn trong phân sau đó được đối chiếu với mức trước khi dùng khuẩn sữa. Kết quả cho thấy vi khuẩn có lợi tăng lên cùng với việc dùng sữa lên men LcS. Nói cách khác, vi khuẩn có hại trong ruột giảm đi và tỷ lệ phát hiện trực khuẩn gây hại Pseudomoanas, có thể gây nhiễm khuẩn bệnh viện hoặc nhiễm trùng cơ hội, cũng giảm. Ngoài ra, việc uống sữa lên men LcS làm gia tăng sự tập trung toàn bộ các axit béo chuỗi ngắn (SCFA) trong phân.

3. Thảo luận và dự đoán tương lai

Nghiên cứu cho rằng uống sữa lên men LcS phát huy tác dụng trong việc giảm sốt do nhiễm Norovirus. Uống sữa lên men LcS cũng làm tăng vi khuẩn có lợi, giảm trực khuẩn ruột và trực khuẩn gây hại Pseudomonas, tăng hàm lượng SCFA (chủ yếu là axit axêtic). Các SCFA trong ruột ngăn chặn sự tăng trưởng của sinh vật gây bệnh như nhóm trực khuẩn ruột, cải thiện khả năng hấp thụ nước, điện giải và nhu động ruột, đồng thời cũng đóng vai trò là một nguồn năng lượng cho các tế bào hấp thụ đường ruột. Việc uống liên tục sữa lên men LcS cũng được thông báo hỗ trợ khôi phục hoạt động tế bào giết tự nhiên (tế bào NK) mà bị giảm sút. Do đó, dường như yếu tố then chốt trong hạ sốt khi uống sữa lên men LcS được tăng cường chức năng bảo vệ của chủ thể nhờ các yếu tố như vi khuẩn ruột được cải thiện và chức năng miễn dịch.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy LcS được dự đoán có thể góp phần là một biện pháp hiệu quả ngăn chặn bệnh viêm đường ruột lây nhiễm, bao gồm nhiễm Norovirus, và hệ hô hấp và các bệnh lây nhiễm khác tại các trung tâm nơi người già có hệ miễn dịch kém sống cùng nhau.

(*): Tên gọi trước đây Lactobacillus casei Shirota

Chia sẻ

Bài viết liên quan